Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ tại đây, cảm ơn !

Đề xuất bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối

Chủ nhật - 24/11/2024 10:09
Liên quan đến quá trình xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương khẳng định, việc cấm mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối không chỉ giúp loại bỏ "số liệu ảo" mà còn tạo điều kiện cho một thị trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Liên quan đến quá trình xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương khẳng định, việc cấm mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối không chỉ giúp loại bỏ "số liệu ảo" mà còn tạo điều kiện cho một thị trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Công Thương cho biết sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu giúp loại bỏ số liệu "ảo", không làm mất tính cạnh tranh. Ảnh: LÊ VŨ

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, thời gian qua, thị trường xăng dầu trong nước ngày càng đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Nhờ đó, hệ thống phân phối xăng dầu đã được hoàn thiện từ khâu nhập khẩu đến bán lẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, baochinhphu.vn đưa tin.

Theo quy định tại nghị định số 95/2021/NĐ-CP, các thương nhân phân phối xăng dầu hiện nay được phép mua bán xăng dầu lẫn nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số vấn đề bất cập đã được các cơ quan chức năng phát hiện.

Việc cho phép thương nhân phân phối xăng dầu mua bán lẫn nhau đã làm gia tăng nhiều khâu trung gian, đẩy cao chi phí phân phối, trực tiếp dẫn đến việc giảm lợi nhuận tại khâu bán lẻ, khiến các doanh nghiệp ít có động lực mở rộng thị trường.

Ngoài ra, việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối khiến cùng một lượng xăng dầu được tính nhiều lần trong báo cáo tiêu thụ, tạo ra "số liệu ảo" và gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc nắm rõ tình hình thị trường, từ đó ảnh hưởng đến công tác điều tiết.

Việc mua bán trên cũng chủ yếu nhằm mục đích tạo doanh thu để phục vụ cho các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như vay vốn, chứ không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực tế của thị trường.

Để khắc phục tình trạng mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối gây ra nhiều hệ lụy, dự thảo nghị định đã loại bỏ quy định này, giảm thiểu tầng nấc trung gian, loại bỏ "số liệu ảo" về tiêu thụ và nâng cao tính minh bạch của thị trường. Nhờ đó, cơ quan quản lý có thể chính xác hóa nhu cầu tiêu thụ, phân bổ nguồn hàng hiệu quả và đảm bảo cung ứng ổn định cho thị trường.

Theo Bộ Công Thương, việc loại bỏ quy định trên đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Các thương nhân phân phối cho rằng quy định mới sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cơ quan này cần cân nhắc kỹ lưỡng các tác động của việc thay đổi quy định này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng việc thương nhân phân phối mua bán xăng dầu lẫn nhau không đóng góp đáng kể vào việc tăng nguồn cung trên thị trường.

Trách nhiệm đảm bảo nguồn cung chủ yếu thuộc về thương nhân đầu mối. Việc hạn chế hoạt động mua bán giữa các thương nhân phân phối sẽ không làm giảm tính cạnh tranh mà còn giúp kiểm soát chặt chẽ hơn quá trình phân phối, từ đó ổn định thị trường.

Bộ Công Thương đã trình Chính phủ 2 phương án giải quyết vấn đề này. Phương án 1 là cấm hoàn toàn việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối. Phương án này giúp giảm thiểu tình trạng "số liệu ảo", tăng cường quản lý thị trường và giảm chi phí. Tuy nhiên, nó có thể hạn chế cạnh tranh, khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn.

Phương án 2 là duy trì quy định hiện hành, cho phép thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau. Điều này đáp ứng nguyện vọng của nhiều doanh nghiệp nhưng lại tiềm ẩn những hạn chế như khó kiểm soát lượng tiêu thụ thực tế, tạo ra nhiều tầng nấc trung gian và có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Nguồn KTSG Online

Nguồn tin: baotayninh.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp