13.441 con bò được điều trị khỏi triệu chứng, ăn uống trở lại bình thường.
Ngay từ khi xuất hiện trường hợp mắc bệnh viêm da nổi cục đầu tiên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác phòng, chống dịch; các địa phương nắm chắc tình hình, bám sát địa bàn và chỉ đạo công tác tổ chức rà soát, thống kê đàn trâu, bò để tiến hành khoanh vùng dập dịch; khẩn trương hướng dẫn các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp đã nhanh chóng được kiện toàn và hoạt động, tăng cường giám sát dịch, bệnh đến từng hộ chăn nuôi để sớm phát hiện sớm, xử lý và khống chế dịch bệnh.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin cho người dân nắm rõ về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm, cách phòng, chống bệnh, thực hiện ký cam kết giữa người dân và chính quyền địa phương không bán chạy trâu, bò bị bệnh, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường; không thực hiện nuôi thả rông trâu, bò trong vùng dịch.
Các địa phương đã tổ chức tiêm 59.857 liều vaccine viêm da nổi cục (chiếm 75,60 %) cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh.
Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyên, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò trên địa bàn xã, phường trong thời gian có dịch. Thành lập các chốt kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn các xã với sự tham gia của lực lượng thú y, công an, dân quân tự vệ... nhằm ngăn chặn không đưa trâu bò, sản phẩm trâu bò ra ngoài vùng dịch; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vận chuyên trâu, bò ra, vào các xã, phường, thị trấn có dịch.
Để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho người chăn nuôi, thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp cùng các địa phương đẩy mạnh công tác tiêm phòng vaccine, tính đến ngày 11.11.2021, các địa phương tổ chức tiêm 59.857 liều vaccine viêm da nổi cục (chiếm 75,60 %) cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ 10.000 lít hóa chất cho các địa phương thực hiện tiêu độc, khử trùng các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó các cơ sở chăn nuôi bị dịch. Ngoài ra, các trang trại và nhiều hộ chăn nuôi còn chủ động mua hóa chất phun tiêu diệt côn trùng gây bệnh và vaccine phòng bệnh.
45/92 xã, phường, thị trấn đã qua 21 ngày không có trường hợp trâu, bò mắc bệnh viêm nổi cục mới. mới
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh những ngày qua liên tục giảm dần, số trâu, bò được điều trị khỏi triệu chứng, ăn uống trở lại bình thường là 13.441 con, bên cạnh đó, có 45/92 xã, phường, thị trấn đã qua 21 ngày không có trường hợp mắc mới
Viêm da nổi cục ở trâu, bò là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh, trong khi tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn tỉnh mới đạt 75,6% so với diện tiêm nên nhiều nguy cơ dịch tiếp tục lây lan cho số trâu, bò còn lại chưa được tiêm phòng.
Do vậy, để công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trong thời gian tới đạt hiệu quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị các cơ sở và hộ chăn nuôi tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả; diệt các loại côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng... bằng các loại hóa chất phù hợp, chủ động đăng ký mua và đẩy nhanh công tác tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn trâu, bò.
Hiện nay, ngành chăn nuôi của tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, khiến các mặt hàng thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao, nguy cơ xâm nhiễm của các loại dịch bệnh, như: Dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm… Vì vậy, để chủ động tạo miễn dịch cho đàn vật nuôi, ngăn chặn hiệu quả đối với các mầm bệnh nguy hiểm phát sinh.
75,60 % trâu, bò trên địa bàn tỉnh được tiêm vaccine viêm da nổi cục.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo các hộ, cơ sở chăn nuôi cần chú ý theo dõi sức khỏe, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng sức đề kháng cho đàn vật nuôi; các địa phương tăng cường nắm tình hình chăn nuôi, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để phát hiện sớm các hộ gia đình có gia súc, gia cầm mắc bệnh trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Minh Dương