Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ tại đây, cảm ơn !

Năm 2022: Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố cả nước - Báo Tây Ninh Online

Chủ nhật - 01/01/2023 10:28
BTNO - Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2022 diễn ra hôm 30.12.2022, ông Nguyễn Đình Bữu Quang – Cục trưởng Cục Thống kê cho biết, năm 2022, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo địa phương, với chính sách phù hợp, linh hoạt, khách du lịch quốc tế dần quay trở lại, khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại khởi sắc; đời sống vật chất của người dân được nâng cao; an sinh xã hội được bảo đảm.

Đại diện Báo Tây Ninh đặt câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh tế tại buổi họp báo.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng trưởng cao 9,56%, giá trị tăng thêm (VA) các khu vực kinh tế  đều tăng và có mức đóng góp vào tăng trưởng chung GRDP như: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,70%, đóng góp 0,68 điểm % vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,02%, đóng góp 5,87 điểm %; khu vực dịch vụ tăng  9,61%, đóng góp 2,92 điểm %; các khoản thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,70%  so cùng kỳ, cũng đóng góp 0,09 điểm % vào mức tăng trưởng chung.

So các tỉnh thành trong cả nước, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố cả nước. So với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng xếp thứ 1/8 tỉnh thành. Xét về quy mô GRDP, Tây Ninh có quy mô GRDP xếp thứ 28/63 cả nước và xếp thứ 7/8 tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 15,51% so năm 2021, đạt cao nhất so với 3 năm gần đây. Trong năm tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá cao so cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 16,18% so với năm 2021.

Lãnh đạo Cục Thống kê chủ trì trả lời những câu hỏi của cơ quan báo chí.

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 758 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 16.284 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 11.887 lao động, tăng 18,44% về số doanh nghiệp, tăng 100,08% về vốn đăng ký và cũng tăng 61,57% về số lao động so với  năm 2021.

Thu hút đầu tư nước ngoài trong năm ước đạt 712,6 triệu USD, giảm 22,19% so với cùng kỳ. Trong đó cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới 16 dự án với vốn đăng ký 534,7 triệu USD, gồm 14 dự án công nghiệp và 02 dự án dịch vụ tư vấn; điều chỉnh tăng vốn cho 13 dự án với vốn tăng 177,9 triệu USD.

Đến ngày 19.12.2022, có 352 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 9.028,2 triệu USD, trong đó có 247 dự án hoạt động; 42 dự án đang xây dựng; 51 dự án chưa triển khai; 12 dự án dừng hoạt động; vốn thực hiện luỹ kế chiếm khoảng 50% tổng vốn đăng ký.

Thị trường bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tỉnh năm 2022 và các tháng cuối năm khá sôi động, hàng loạt các chương trình khuyến mại, giảm giá đã và đang được các doanh nghiệp bán lẻ đưa ra nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kích cầu tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường cuối năm. Cùng với các hoạt động lễ hội Giáng sinh, Tết Dương lịch, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán cũng như các ngày hội mua sắm dịp cuối năm, người tiêu dùng có xu hướng tăng chi tiêu cho mua sắm, thị trường bán lẻ luôn nhộn nhịp.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước năm 2022 đạt 76.434 tỷ đồng, tăng 22,79%, hầu hết các nhóm ngành hàng tăng gồm nhóm hàng lương thực thực phẩm, nhóm xăng dầu các loại; nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm và nhóm gỗ và vật liệu xây dựng, nhóm có doanh thu tăng cao nhất là bán lẻ ô tô con dưới 9 chỗ ngồi tăng.

Doanh thu hoạt động dịch vụ, lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác đạt 20.518 tỷ đồng tăng cao 36,58% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 11.425 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ khác đạt 8.829 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 257,31 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 7,35 tỷ đồng cũng tăng nhiều nhất so với năm 2021.

Tốc độ tăng GRDP 9,56%

Tổng thu ngân sách năm 2022 ước đạt 12.101 tỷ đồng  vượt 20,77% dự toán năm và tăng 16,59% so với năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.452 tỷ, vượt 19,86% dự toán; thu xuất nhập khẩu ước đạt 1.649 tỷ vượt dự toán 26,85%.

Tại buổi họp báo, đại diện Báo Tây Ninh và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đặt câu hỏi: Những nguyên nhân góp phần giúp Tây Ninh đạt mức tăng trưởng cao; Tỷ lệ đóng góp của kinh tế tư nhân vào mức tăng trưởng; Dự báo tình hình khó khăn, thách thức trong năm 2023, liệu Tây Ninh có thể đạt được mục tiêu phấn đấu là tăng trưởng trên 8% mà kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh đã đề ra…?

Đại diện lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh đã giải đáp những câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đình Bữu Quang – Cục trưởng Cục Thống kê thông tin thêm, về mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đối với lĩnh vực công nghiệp chủ yếu doanh nghiệp FID, có đơn hàng các nước từ châu Âu, có thể đạt mức 15%; thương mại dịch vụ có những tiềm năng từ khu du lịch Núi bà đen; đóng góp từ vận tải hành khách cáp treo đạt 1.400 tỷ đồng. Vì vậy, năm 2023, khu du lịch phát triển kéo theo thương mại dịch vụ du lịch tăng theo.

Tình hình sản xuất, chăn nuôi phát triển ổn định.

Về động lực tăng trưởng các ngành chủ yếu công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, có nhiều thuận lợi trong năm 2023, các lĩnh vực chủ yếu phục hồi hoàn toàn, khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh tăng lên; xuất khẩu công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tăng trưởng tốt.

Ngoài ra, với tiến độ giải ngân đầu tư công đạt kết quả tốt, năm 2023, tỉnh tập trung đầu tư nhiều công trình trọng điểm. Đây cũng động lực tỉnh đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Nhi Trần

Nguồn tin: baotayninh.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp