Chủ trì buổi tọa đàm từ phải qua: TS. Nguyễn Đình Anh- Vụ trưởng Truyền thông & Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế; Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi- Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo
Dự tọa đàm, có Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Bé- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Nhà báo Lê Quốc Trung- nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Tống Văn Thanh- Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đặng Khắc Lợi- Phó Cục Trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; Tiến sĩ Kidong Park- Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cùng lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, đại diện Bộ Y tế, các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo cả nước, các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp. Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh có Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thế Lực.
Phát biểu đề dẫn buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi- Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo nhấn mạnh: Từ khi dịch Covid-19 bắt đầu cũng là lúc các phóng viên “quay cuồng” làm sao cập nhật nhanh những kiến thức phòng ngừa hữu ích nhất đến cho người dân. Nhiều nơi được ví như điểm nóng “tâm dịch” Covid- 19 đều có mặt của các phóng viên, nhà báo thâm nhập, tác nghiệp, đưa tin nhanh chóng, kịp thời nhất.
Tọa đàm có 3 phiên làm việc. Phiên thứ nhất, các đại biểu tập trung phân tích vị trí vai trò của báo chí truyền thông trong đại dịch Covid-19, những câu chuyện xúc động trong quá trình tác nghiệp của phóng viên/nhà báo và sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ phóng viên nhà báo trong công tác chống dịch Covid -19.
Nhà báo Trần Trọng Dũng- Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của báo chí truyền thông đối với phòng chống dịch Covid-19; những đóng góp của các cơ quan báo chí và các Hội Nhà báo phía Nam trong phòng chống dịch Covid-19.
Nhà báo Nguyễn Quang Thông- Tổng Biên tập Báo Thanh Niên khái quát những khó khăn, thách thức và kinh nghiệm của Báo Thanh Niên trong việc thông tin về đại dịch Covid-19. Nhà báo Kiều Thanh Hùng- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP. Hà Nội chia sẻ những kinh nghiệm của Hà Nội trong phòng chống dịch Covid-19.
Các đại biều dự Tọa đàm.
Nhà báo Lý Việt Trung- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ những hoạt động của Báo Phụ nữ Thành phố trong đại dịch Covid-19. Những khó khăn của phụ nữ tại các gia đình trong cuộc chiến chống Covid-19, về hình ảnh xúc động của các nữ bác sĩ tuyến đầu.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi cho rằng: Cuộc chiến chống dịch Covid-19 tuy chưa đến hồi kết, nhưng những gì chúng ta giành được đã khẳng định vị thế của ngành y tế nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Các nhà báo tuy không trực tiếp "giành giật" sự sống như các thầy thuốc nơi tuyến đầu, nhưng cũng phải dấn thân vào nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo các Hội Nhà báo, cơ quan báo chí và các học giả, chuyên gia đã đề cập đến nhiều vấn đề vị trí vai trò to lớn của báo chí truyền thông trong đại dịch Covid-19.
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền và loại bỏ thông tin độc hại, tin giả (fake news). Sứ mệnh tiên phong của đội ngũ nhà báo trong công tác chống dịch Covid- 19 về Chính sách đối với nhà báo và cơ quan báo chí.
Phát biểu bế mạc tọa đàm, Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Cũng như lực lượng y tế, công an, quân đội, lực lượng báo chí là những người trong tuyến đầu chống dịch.
Họ phải tác nghiệp trong điều kiện dịch bệnh với sức ép tin, bài lớn, nhưng báo chí, giữa khó khăn của bệnh dịch bủa vây, vẫn đảm bảo truyền tải thông tin nhanh, chính xác, chân thực nhất.
Thế Lực