Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ tại đây, cảm ơn !

Sáng nay, khai mạc Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp” - Báo Tây Ninh Online

Thứ tư - 30/11/2022 02:25
Sáng nay (30/11), Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp” chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, TP Hà Nội. Hội thảo tập trung thảo luận, phân tích và khái quát về căn cứ, cơ sở chính trị - pháp lý; đánh giá kết quả thực hiện; kiến nghị cơ chế, giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp...

Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp” diễn ra từ ngày 30/11 đến 1/12/2022

Nhằm tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo cán bộ, đảng viên, người dân về sự cần thiết hoàn thiện khuôn khổ pháp lý công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp”.

Sáng nay (30/11), Hội thảo chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Hội thảo có sự tham dự của khoảng 300 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, một số cơ quan, đơn vị và đại diện các trung tâm bảo trợ xã hội, các hội nghề nghiệp…

Chủ trì Hội thảo gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Bùi Ngọc Quý - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương.

Hội thảo tập trung thảo luận, phân tích và khái quát về căn cứ, cơ sở chính trị - pháp lý liên quan đến công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp; nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp thời gian qua; chia sẻ kinh nghiệm, mô hình về công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp (truy tố, xét xử, điều tra, giam giữ, cải tạo, hòa nhập cộng đồng…).

Cùng với đó, kiến nghị, cơ chế hoàn thiện chính sách pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp; các giải pháp truyền thông phổ biến, tuyên truyền pháp luật; nâng cao nhận thức của toàn xã cũng như cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các tầng lớp nhân dân về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp nói riêng.

Theo Ban Tổ chức Hội thảo, trong quá trình đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ở nước ta, nhận thức về trợ giúp xã hội ngày càng rõ, nhất quán với quan điểm xuyên suốt là gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống an sinh xã hội toàn dân, gắn kết với hệ thống chính sách xã hội nói chung. Sau hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề mới đặt ra, trong đó có vai trò của công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp đã và đang đặt ra không ít thách thức trước những đòi hỏi làm sao để các hoạt động công tác xã hội thực sự trở thành một nghề chuyên nghiệp và được xã hội đón nhận như một nhu cầu tất yếu…

Để tìm hiểu sâu rộng các chính sách, quy định pháp luật về công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp cũng như nhu cầu tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp của các đối tượng trong xã hội, Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp” có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tích cực vào hoạt động tuyên truyền một cách sâu rộng chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp nói riêng; cũng như nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, và toàn xã hội đối với công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp.

Đồng thời, Hội thảo góp phần nâng cao nhận thức các cấp, ngành và cộng đồng về công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp; nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực này tại các tỉnh, thành phố. Qua Hội thảo, xác định rõ nội dung, yêu cầu đặt ra và đề xuất, kiến nghị cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp; đẩy mạnh công tác truyền thông, góp phần đưa chính sách, pháp luật đối với công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp vào cuộc sống.

Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực Tư pháp” diễn ra từ ngày 30/11 đến 1/12./.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở nước ta, số người cần tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công tác xã hội lớn, chiếm khoảng 28% dân số, trong đó trong đó có khoảng 11,5 triệu người cao tuổi, 7,6 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hàng triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng, 1,6 triệu hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,72%, 1,3 triệu hộ cận nghèo chiếm 5,32%, khoảng 2,83 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hơn 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm, khoảng 254 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, hơn 210 nghìn người nghiện ma tuý (bạo lực gia đình và bạo hành ở các cấp độ khác nhau có xu hướng tăng); ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố; hàng ngàn xã đặc biệt khó khăn và có vấn đề xã hội (tệ nạn xã hội, cuộc sống nghèo khổ); và các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề xã hội (đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt).

Nguồn dangcongsan

Nguồn tin: baotayninh.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp