Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ tại đây, cảm ơn !

Tư tưởng của Ph.Ăng-ghen với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Báo Tây Ninh Online

Thứ hai - 28/11/2022 10:23
Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ XIX, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập học thuyết khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.

Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen. Ảnh Internet.

Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố Ba-rơ-men, tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ, trong một gia đình chủ xưởng dệt. Ông đã cùng với Các Mác sáng lập học thuyết Mác - học thuyết khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó có những tư tưởng thiên tài của Ph.Ăng-ghen, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH và hiện nay đang lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Con đường Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc và CNXH. Ảnh Internet

Những tư tưởng của Ph.Ăng-ghen về triết học, kinh tế chính trị, CNXH khoa học... đến nay vẫn giữ nguyên tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước ta, nhất là trong việc nhận thức và làm sáng tỏ quy luật vận động tất yếu của cách mạng Việt Nam. Qua đó, giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện phát triển nền kinh tế. Đảng đã khẳng định: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”.

Qua hơn 35 năm đổi mới đất nước cho thấy, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của nó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, dùng lý luận đó làm cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, lấy đó làm cơ sở xuất phát để hoạch định đường lối đổi mới.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã nhận thức sáng tỏ hơn sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, tăng cường vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, hướng đến xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung, của Ph.Ăng-ghen về con đường đi lên CNXH, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng ta đã tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH, nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng rõ hơn, trên cơ sở đó, Đảng đề ra và từng bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Nội lực của đất nước và dân tộc đã được huy động vào các mục tiêu phát triển, cùng với các nguồn ngoại lực ngày càng được tranh thủ, khai thác có hiệu quả, bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới và xây dựng CNXH của Nhân dân Việt Nam đi tới thắng lợi.

Có thể nói, phương pháp luận, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung, tư duy biện chứng của Ph.Ăng-ghen nói riêng là một hệ thống tri thức quý báu, đòi hỏi cần tiếp tục được nghiên cứu nghiêm túc để có thêm cơ sở khoa học cho bổ sung, phát triển CNXH khoa học; để tiếp tục đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, làm sáng tỏ hơn lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nguồn BHT

Nguồn tin: baotayninh.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp