Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra tại một kho hàng hóa trên địa bàn thị xã Hòa Thành>
Theo kế hoạch, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục có trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh bảo đảm hàng năm có ít nhất 3.500 người tiêu dùng (gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…) trên địa bàn tỉnh được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biển chính sách pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc được đào tạo kỹ năng về tiêu dùng, trong đó có những chương trình ưu tiên cho đối tượng người tiêu dùng, yếu thế như học sinh, sinh viên, trẻ em, người cao tuổi, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng tới việc sử dụng, vận hành một hệ thống cơ sở dữ liệu chung và một quy trình tư vấn thống nhất cho các yêu cầu, khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng.
Thực hiện ít nhất 1 hoạt động thử nghiệm chất lượng thực phẩm, hàng hoá, dịch vụ để thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng; bảo đảm 90% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó tỷ lệ giải quyết, khiếu nại được hai bên chấp nhận đạt trên 80% vụ việc được tiếp nhận.
Trong giai đoạn 2021- 2025, các sở, ngành tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giám sát, theo dõi, cơ quan, đơn vị thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường công tác đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tiếp nhận kết nối các hệ thống tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc; hưởng ứng, hỗ trợ cung cấp thông tin Bộ Công thương trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thanh toán tại siêu thị Co.opmart thành phố Tây Ninh.
Ngoài ra, các sở, ngành cần phổ biến các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quy tắc đạo đức ứng xử với người tiêu dùng, tiêu chí chuẩn mực trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng; hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chủ động nghiên cứu các phương pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, kinh tế số và kinh tế chia sẻ. Chủ động cập nhật các kiến thức chuyên sâu từ Bộ Công thương phổ biến lại trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị phải lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sắc đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, cu ̣thể hoá trách nhiệm và phân công cu ̣thể cho từng đơn vị địa phương; có sự phối hợp giữa các cấp, ngành để nâng cao trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Nhi Trần